THÔNG TIN

Sáng ngày 19/4/2024, Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai tổ chức Hội đồng Tự đánh giá kết quả nghiên cứu đề tài khoa học  Bảo tồn và phát triển Gốm Biên Hòa - Đồng Nai”, đây là đề tài NCKH cấp Bộ do Ths. Bùi Đăng Khoa – Giảng viên khoa Gốm và Điêu khắc làm chủ nhiệm đề tài.

21/04/2024

Nguyễn Thị Phương Anh

Hội đồng nghiệm thu gồm 07 thành viên và thư ký: NGƯT.ThS.Nguyễn Xuân Dũng (Chủ tịch Hội đồng); NGND.GS.TS Nguyễn Xuân Tiên – Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP. HCM (Phản biện 1); TS. Trần Thanh Nam – Phó chủ tịch Hội Mỹ thuật TP. HCM, Trưởng khoa Mỹ thuật Trường ĐH Kiến trúc TP HCM (Phản biện 2); PGS. TS Lâm Nhân – Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TP.HCM (Ủy viên); TS. Nguyễn Thị Nguyệt – Trường ĐH Văn hóa TP. HCM (Ủy viên); Ths. Nguyễn Văn Quý – Phó chủ tịch thường trực Hội MT TP. HCM (Ủy viên); ThS. Nguyễn Thị Phương Anh – Phụ trách phòng ĐT QLKH&HTQT (Thư ký)

NGƯT.ThS. Nguyễn Xuân Dũng, Chủ tịch Hội đồng cùng các thành viên chủ trì buổi làm việc

Tham dự Hội đồng nghiệm thu có đại diện Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Nai; đại diện phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Đồng Nai, đại diện các doanh nghiệp Gốm Biên Hòa; Ban Giám hiệu, Lãnh đạo quản lý các Phòng, Khoa, Trung tâm và giảng viên Nhà trường.

Tại buổi nghiệm thu, thay mặt nhóm nghiên cứu đề tài, Ths. Bùi Đăng Khoa – Chủ nhiệm đề tài đã trình bày báo cáo tóm tắt về quá trình thực hiện, kết quả nghiên cứu và một số nội dung cơ bản của Đề tài “Bảo tồn và phát triển gốm truyền thống Biên Hòa - Đồng Nai”. Nhóm nghiên cứu là những PGS, TS, Ths am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu, đã nghiên cứu, khảo sát, Hội thảo chuyên đề,…để hoàn thiện đề tài trong thời gian 2 năm.

ThS. Bùi Đăng Khoa ,Chủ nhiệm đề tài trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu của Đề tài

Đề tài đã tập trung nghiên cứu, làm rõ các nội dung: nhận diện giá trị gốm truyền thống Biên Hòa – Đồng Nai trong lịch sử; thực trạng phát triển gốm truyền thống Biên Hòa – Đồng Nai; bài học kinh nghiệm trong bảo tồn, phát triển và phát huy giá trị nghề gốm truyền thống trong nước và quốc tế; kế thừa, phát triển và phát huy giá trị nghệ thuật gốm Biên Hòa – Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay.

Theo nhận xét của thành viên Hội đồng, đề tài tiếp cận hiệu quả tài liệu nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học, hướng nghiên cứu mới không trùng lắp với các nghiên cứu trước đây. Nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu đúng với đề cương được Bộ VHTT&DL phê duyệt, cấu trúc nội dung chia thành các chương hợp lý.Tuy nhiên cũng cần phải điều chỉnh bổ sung để hoàn thiện.

Đại diện sở LĐTB&XH Ông Ngô Quốc Đạt – Chuyên viên phòng GDNN đã đánh giá tính cấp thiết của đề tài đối với gốm Biên Hòa, Đồng Nai. Nhóm đề tài cần xác định rõ các phương pháp bảo tồn, phát triển gốm truyền thống Biên Hòa trước thời kỳ công nghệ 4.0 để mang lại giá trị hiện đại, từ đó phân tích cụ thể hơn vai trò, nhiệm vụ của các cấp quản lý và Nhà trường

Hội đồng đã tiến hành bỏ phiếu thông qua, kết quả 7/7 phiếu đạt yêu cầu, đề nghị Hội đồng thông qua đề tài Bảo tồn và phát triển gốm truyền thống Biên Hòa – Đồng Nai (trên cơ sở chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện).

Phát biểu kết luận tại Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng.NGƯT.ThS. Nguyễn Xuân Dũng nhất trí với các nhận xét, đánh giá, phản biện của thành viên Hội đồng; Hội đồng đánh giá cao kết quả nghiên cứu của Đề tài khoa học, những nỗ lực, cố gắng và tâm huyết của nhóm nghiên cứu. Thay mặt Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng đề nghị nhóm nghiên cứu nghiêm túc tiếp thu đầy đủ các ý kiến phản biện, góp ý, nhận xét của các thành viên Hội đồng, cơ quan chủ quản để tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện gửi Hội đồng xem trước khi trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nghiệm thu cấp Bộ.

Nhóm tác giả, Hội đồng và Doanh nghiệp tham dự Hội đồng tự đánh giá